Gạo trắng là nguồn cung cấp tinh bột và cacbonhydrat cho con người. Ăn cơm trắng là một văn hóa và ẩm thực phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình tại Việt Nam.
Khi nói đến loại gạo này, có một số ưu điểm và nhược điểm cần xem xét. Ngoài việc xát gạo, tinh chế cho trắng gạo, gạo trắng còn chứa một lượng lớn asen, một chất độc có hại cho cơ thẻ và còn liên quan đến nguy cơ phát triển một số bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, loại thực phẩm này dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Gạo trắng có tốt cho sức khỏe? Đây là những gì bạn cần biết về hàm lượng dinh dưỡng của loại gạo này. Liệu nó có xứng đáng là thực phẩm được chúng ta sử dụng 3 bữa mỗi ngày hay không.
Gạo trắng là gì?
Gạo trắng là một loại lương thực quen thuộc với người dân Việt Nam. Hạt lúa vàng được sấy khô, xay xát và chế biến tạo ra những hạt gạo tới tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, quá trình xay xát làm giảm đi hàm lượng chất xơ, mangan, magiê, selen, phốt pho và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Thành phần dinh dưỡng của hạt gạo
Trong gạo trắng có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như mangan, folate và selen. Ngoài ra, trong hạt gạo chứa một lượng carbs tương đối cao và một lượng nhỏ protein, chất béo và chất xơ.
Một chén cơm trắng khoảng 158 gram có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- 205 calo
- 44,5 gram carbohydrate
- 4.2 gram protein
- 0,4 g chất béo
- 0,6 g Chất xơ
- 0,7 mg Mangan (37% DV - DV là nhu cầu cần thiết mỗi ngày của cơ thể)
- 96,6 mg axit folic (23%)
- 11,9 mg selen (17% DV);
- Niacin 2,5 mg (12% DV)
- Sắt 1,9 mg (11% DV)
- Photpho 68 mg (7% DV)
- 0,6 axit pantothenic 0.ig (6% DV)
- 19 mg magiê (5% DV)
- 0,8 Natri Mill (5% DV)
- Đồng 0,1 mg (5% DV)
- Trong gạo trắng cũng chứa ít canxi và kali.
Nhược điểm của cơm trắng
Ăn cơm trắng cũng có một số hạn chế đối với sức khỏe người sử dụng.
Nó có hàm lượng chất xơ thấp và chỉ số đường huyết cao, điều đó có nghĩa là khi ăn nhiều cơm có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Tiêu thụ nhiều gạo trắng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, người bị tiểu đường thường ăn ít hoặc hạn chế ăn cơm.
Ăn quá nhiều cơm trắng khiến cơ thể tiêu thụ nhiều tinh bột có liên quan đến tăng cân và tích mỡ bụng.
Một điểm đặc biệt được quan tâm, là cây lúa tích lũy asen cao khi tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm. Ngoài độc tính cao, asen có thể gây ra các vấn đề về tim, tiểu đường, rối loạn thần kinh và một số loại ung thư. Do đó, bạn nên phối hợp sử dụng thêm các hạt ngũ cốc khác để giảm bớt loại độc tố này nhé.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của các loại ngũ cốc
Lợi ích sức khỏe của việc ăn gạo trắng hay còn gọi là cơm
Bên cạnh một số nhược điểm của cơm trắng, cũng có rất nhiều lợi ích nhé. Vì vậy, gạo trắng mới được sử dụng rộng rãi không chỉ nước ta mà nhiều quốc gia khác trên thế giới. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ việc ăn gạo trắng.
Nó rất giàu vitamin và khoáng chất
Lợi ích chính của gạo trắng là giàu vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể. Ví dụ, sắt là một khoáng chất thiết yếu liên quan đến sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt có thể có thể gây ra các tác hại như chóng mặt, tim đập nhanh.
Các vitamin B như thiamine và folate chứa nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho việc sản xuất năng lượng, chức năng não và tổng hợp DNA. Chúng bổ sung các chất cần thiết cho quá trình mang thai và giúp thai nhi tránh một số dị tật bẩm sinh.
Tìm hiểu ngay: Cơ thể con người sẽ ra sao nếu thiếu vitamin và khoáng chất
Dễ tiêu hóa
Do hàm lượng chất xơ thấp, gạo trắng dễ tiêu hóa và được khuyên sử dụng cho những người có vấn đề về tiêu hóa. Trên thực tế, chế độ ăn ít chất xơ giúp giảm lượng chất thải đi qua ruột già, có lợi cho người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa...
Thích hợp cho chế độ ăn không có gluten
Trên thế giới có 2% dân số mắc bệnh Celiac do đó họ nhạy cảm với gluten. Để tránh bị rơi vào tình trạng viêm ruột nghiêm trọng xảy ra, tốt hơn là họ không nên sử dụng thực phẩm có chứa thành phần này. Và gạo trắng là một loại thực phẩm không chứa gluten.
Gluten có trong lúa mì, lúa mạch ... Do đó, họ có thể chuyển qua sử dụng loại thực ăn này nhé.
So sánh gạo trắng và gạo lức
Có nhiều sự khác biệt giữa gạo lức và gạo trắng, bắt đầu từ chế biến và sản xuất từng loại gạo. Gạo lứt chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu chứ chưa loại lớp cám gạo như gạo trắng.
Điều này dẫn đến nhiều khác biệt trong dinh dưỡng của gạo trắng và gạo lức. Ngoài chất lượng chất xơ cao, gạo lức còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như mangan, magie và selen hơn.
Đặc biệt, gạo lứt được xem là một loại ngũ cốc nguyên hạt, có nhiều tác dụng trong bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Mặt khác, gạo trắng giàu hàm lượng folate, sắt và thymine hơn.
Tổng hợp: Từ bài viết trên chắc bạn đã hiểu rõ lợi ích và hạn chế của gạo trắng. Do đó, cần bổ sung thêm các loại hạt dinh dưỡng, rau xanh và sử dụng hợp lý lượng gạo trắng trong bữa cơm hằng ngày nhé. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt.
Coi bài nguyên văn tại : Ăn cơm, gạo trắng liệu có tốt cho sức khỏe không?
Nhận xét
Đăng nhận xét